20156
#1
Mình trình cũng cùi bắp nhưng cũng muốn chia sẻ 1 tí kinh nguyệm cho anh em, nhờ thím nào vào bổ sung nếu thấy có gì chưa đúng nhé. Hy vọng ít gạch đá. Mình xin tổng hợp lại từ một số bài viết để chia sẻ với ae. Bài viết ko thể tránh khỏi thiếu xót, hy vọng mọi người thẳng thắn góp ý.
Trước khi làm gì bạn cũng nên tìm hiểu cơ bản về thiết bị/tính năng mình sắp sửa dùng. Bài này mình xin dành một số giới thiệu về camera của các thiết bị Windows Phone với các bạn.
Tìm hiểu về Camera của máy
Mỗi máy ảnh của mỗi máy đều khác nhau. Một số máy ảnh sẽ có khả năng chụp ảnh sáng hơn, một số tối hơn cũng như cho chất lượng ảnh khác nhau, cách duy nhất để bạn có thể bắt đầu chụp được kết quả tốt nhất với máy ảnh của bạn là thực hành sử dụng nó thường xuyên. Trên WPV, hiện nay có hội chụp ảnh, các bạn có thể tham gia hội này để học hỏi.
Camera mặc định của Windows Phone sẽ có giao diện như hình dưới:
Các tính năng và các nút cơ bản của camera mặc định bao gồm (theo thứ tự):
Đặt sự kỳ vọng vào camera của bạn
Chúng ta sẽ đi vào nói về cách chụp trong bài viết sau, đầu tiên, bạn cần phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của máy ảnh của bạn để có một hình ảnh đẹp với nó. Cho dù bạn muốn chụp những hình ảnh đẹp nhưng lại dùng một thiết bị với camera kém thì bạn sẽ không có được một bức ảnh như mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn phải biết giới hạn máy ảnh của bạn và để chúng trong tâm trí khi bạn chụp ảnh.
Khẩu độ và giá trị F?
Nhiều bạn cũng như mình khi tìm hiểu đến kỹ thuật chụp ảnh thường nghe đến thuật ngữ "Aperture" (Khẩu độ) và giá trị F. Bạn cần hiểu một số cơ bản về thuật ngữ này trước khi muốn chụp các bức ảnh tốt.
Khẩu độ là đường kính của độ mở ống kính, với các máy ảnh DSLR khẩu độ có thể thay đổi bằng Lens, nhưng trên điện thoại của chúng ta, nó có khẩu độ cố định. Vớ đường kính của khẩu độ càng lớn, ánh sáng đến bộ cảm biến sẽ càng nhiều.
Khẩu độ là kích cỡ của lỗ trong ống kính khi chụp ảnh. Nó được đo bằng F-Stop, di chuyển từ F-Stop đến giá trị tiếp theo tăng gấp đôi (hoặc một nửa) lượng ánh sáng nhận được thông qua ống kính của bạn. Chúng ta không thể kiểm soát kích thước của khẩu độ máy ảnh của chúng ta bởi vì chúng cố định trên điện thoại. Dưới đây là danh sách F-Stop trên các thiết bị Windows Phone phổ biến hiện nay:
Khẩu độ càng lớn, máy ảnh của bạn sẽ chụp ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng vì một độ mở ống kính lớn hơn sẽ cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn. Nó cũng có nghĩa là có đường kính lớn hơn sẽ cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn để "đóng băng" hình ảnh của bạn để cho chất lượng sắc nét và chi tiết hơn.
Độ dài tiêu cự và Độ sâu trường ảnh
Vậy, điện thoại của chúng ta được xây dựng để chụp ảnh trong các tình huống thế nào và sẽ ảnh hưởng đến các ảnh chụp thế nào?
Chiều dài tiêu cự: Đây là khoảng cách giữa ống kính và cảm biến của máy ảnh. Đối với điện thoại của chúng ta, khoảng cách nằm vào giữa 20-35mm, ví dụ, một chiếc điện thoại như 920 có độ dài tiêu cự 26mm. Khoảng cách giữa ống kính và cảm biến ngắn có nghĩa là máy ảnh của bạn có một góc nhìn rộng.
Độ sâu trường ảnh: Đây là khoảng cách mà các đối tượng được tập trung. Đôi khi bạn sẽ muốn một cái gì đó đứng gần với bạn để dễ lấy nét (như một bức chân dung), và đôi khi bạn sẽ muốn một cái gì đó xa để được lấy nét (như chụp cảnh). Độ mở của ống kính xác định bạn có thể tập trung vào đối tượng ở gần và xa như thế nào.
Thường điện thoại của chúng ta có khẩu độ F1.9-2.8 điều này có nghĩa là điện thoại của chúng ta được thiết kế để xử lý các đối tượng gần thực sự tốt. Bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng sẽ cho bạn biết rằng bạn cần phải có một khẩu độ nhỏ hơn như 8.0 (nhớ rằng: f/8.0 có lỗ nhỏ hơn so với f/2.0) để có thể nắm bắt chi tiết xa hơn, như bạn mong muốn trong bức ảnh chụp cảnh dưới đây. Đây là lý do tại sao chúng ta không thể mong đợi các thiết bị điện thoại của chúng ta có thế bắt các hình ảnh rõ nét của các đối tượng trên đường chân trời, với một khẩu độ cố định như vậy, chúng không được thiết kế để chụp ảnh với cự ly tầm trung-xa.
Có thể thấy đây là hạn chế hoặc 'yếu điểm' của camera trên điện thoại. Ống kính trên bất kỳ điện thoại máy ảnh ngày nay, cho dù là 920, 928,...đều có cảm biến nhỏ và ống kính khẩu độ cố định, vì vậy chúng không thể chụp các bức ảnh với cự ly xa.
Lấy nét: Chạm-để-chụp hay Nút chụp ảnh?
Trên WP, nếu bạn bấm xuống một nửa hành trình của nút camera thì bạn sẽ tập trung vào bất cứ thứ gì nằm ở trung tâm của khung hình. Một khi bạn nghe tiếng bíp, có nghĩa nó đã xác nhận và bạn cần nhấn nút chụp hết hành trình còn lại để chụp ảnh.
Nếu bạn muốn tập trung vào một khu vực cụ thể của màn hình, bạn có thể tap vào một phần của màn hình và bạn sẽ thấy một biểu tượng tập trung xuất hiện xung quanh khu vực bạn đang chạm. Điện thoại của bạn sẽ tập trung vào khu vực đó thay vì ở trung tâm của khung hình. Điều này đặc biệt tốt khi bạn có nhiều yếu tố trong ảnh và bạn chỉ muốn tập trung vào một trong số chúng.
Có thể cho rằng, điện thoại sẽ chụp ảnh sắc nét hơn một chút nếu bạn chạm vào màn hình vì không có quá nhiều chuyển động trong ảnh. Nhưng trên các điện thoại như 920 với khả năng ổn định hình ảnh quang học thì điều này không phải là vấn đề quá nhiều.
Cảm biến máy ảnh
Trên máy ảnh điện thoại của chúng ta thường không có một màn trập vật lý cho phép ánh sáng đi qua trong một thời gian nhất định, vì vậy cảm biến của chúng ta thường được dùng đến trong khoảng thời gian điện thoại xác định cảm biến cần ánh sáng để chụp hình.
Điều này có thể có nghĩa là một dòng điện được truyền qua các bộ cảm biến, cho phép nó nhận và xử lý ánh sáng, ít nhất là 1/250 của một giây hoặc hơn. Điện thoại của chúng ta sử dụng một thứ gọi là cảm biến Back Side Illuminated (BSI), mà bạn có thể đọc thêm bằng cách nhấn vào đây. Khi chúng ta đang nói về cảm biến, lớn hơn chắc chắn tốt hơn. Các cảm biến của bạn lớn hơn, các bóng bán dẫn nhiều hơn trên cảm biến của bạn và bóng bán dẫn lớn hơn sẽ giảm ít độ nhiễu và thu thập ánh sáng tốt hơn trong cùng một lượng thời gian.
Cảm biến máy ảnh được so sánh với chuyển động máy ảnh 35mm đã trở thành tiêu chuẩn mà hầu hết các hệ thống máy ảnh SLR đều dùng. Nếu chúng ta xem xét bộ cảm biến 35mm "full frame" là chuẩn, các cảm biến trong các máy Lumia/HTC thế hệ hiện tại là 1/3" hoặc nhỏ hơn. Đó là phần màu vàng ở giữa trong ảnh trên. Tiếp theo, khi bạn nhìn lại ảnh bạn vừa chụp trên điện thoại của mình và bắt đầu phàn nàn có quá nhiều hạt, hãy nhớ, một phần của máy ảnh của bạn thực sự xử lý ánh sáng nhỏ hơn kích thước của phần "màu hồng" trên hình.
Okay, vậy điều này ảnh hưởng gì đến chúng ta? Khi cảm biến của bạn được 'bật' để nắm bắt ánh sáng, nó đo ánh sáng của cảnh của bạn, đó là một giá trị cụ thể, được đo bằng bóng bán dẫn riêng trên cảm biến. Giá trị này sau đó được xử lý và chuyển sang thông tin số, điện thoại của chúng ta chỉ thực sự tốt khi xử lý thông tin này với cự ly gần và trung bình nhưng với cự ly xa hơn bạn sẽ nhận thấy một chút hạt.
Vậy, bạn không nên quá kỳ vọng mình sẽ chụp được các bức ảnh rõ nét ở cự ly quá xa, nếu thực sự bạn muốn thế, bạn nên chuyển sang một máy ảnh chuyên dụng.
Bài 1: Trước khi bắt tay vào chụp ảnh trên Windows Phone
Trước khi làm gì bạn cũng nên tìm hiểu cơ bản về thiết bị/tính năng mình sắp sửa dùng. Bài này mình xin dành một số giới thiệu về camera của các thiết bị Windows Phone với các bạn.
Tìm hiểu về Camera của máy
Mỗi máy ảnh của mỗi máy đều khác nhau. Một số máy ảnh sẽ có khả năng chụp ảnh sáng hơn, một số tối hơn cũng như cho chất lượng ảnh khác nhau, cách duy nhất để bạn có thể bắt đầu chụp được kết quả tốt nhất với máy ảnh của bạn là thực hành sử dụng nó thường xuyên. Trên WPV, hiện nay có hội chụp ảnh, các bạn có thể tham gia hội này để học hỏi.
Camera mặc định của Windows Phone sẽ có giao diện như hình dưới:

Các tính năng và các nút cơ bản của camera mặc định bao gồm (theo thứ tự):
- Nút mũi tên trái: ở phía trên bên trái của màn hình, bạn có thể vuốt sang bên phải hoặc nhấn nút này để xem lại các hình ảnh bạn vừa chụp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Nút ...: Ở phía trên bên phải của màn hình bạn sẽ nhận thấy có 3 dấu chấm, nhấn các dấu chấm sẽ mở rộng trình đơn cho phép bạn có thể truy cập tuỳ chỉnh các khả năng chụp ảnh và quay video.
- Chuyển sang chế độ quay video/chụp ảnh: Nhấn biểu tượng này sẽ chuyển chế độ máy ảnh của bạn từ chụp ảnh (mặc định) để sang video và ngược lại.
- Camera trước: Nếu điện thoại của bạn có một camera trước thì bạn có thể nhấn nút này để chuyển ống kính sang trước. Bấm nó một lần nữa để chuyển sang kính ngắm phía sau (mặc định).
- Chế độ đèn flash - Có 3 chế độ đèn flash là đèn flash tắt, đèn flash bật và tự động.
- Lenses: Biểu tượng mũi tên hai chiều sẽ mang đến những ống kính. Đây là những ứng dụng nhỏ mà có chức năng chụp ảnh khác nhau tuỳ mục đích của ứng đó.
Đặt sự kỳ vọng vào camera của bạn
Chúng ta sẽ đi vào nói về cách chụp trong bài viết sau, đầu tiên, bạn cần phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của máy ảnh của bạn để có một hình ảnh đẹp với nó. Cho dù bạn muốn chụp những hình ảnh đẹp nhưng lại dùng một thiết bị với camera kém thì bạn sẽ không có được một bức ảnh như mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn phải biết giới hạn máy ảnh của bạn và để chúng trong tâm trí khi bạn chụp ảnh.
Khẩu độ và giá trị F?
Nhiều bạn cũng như mình khi tìm hiểu đến kỹ thuật chụp ảnh thường nghe đến thuật ngữ "Aperture" (Khẩu độ) và giá trị F. Bạn cần hiểu một số cơ bản về thuật ngữ này trước khi muốn chụp các bức ảnh tốt.
Khẩu độ là đường kính của độ mở ống kính, với các máy ảnh DSLR khẩu độ có thể thay đổi bằng Lens, nhưng trên điện thoại của chúng ta, nó có khẩu độ cố định. Vớ đường kính của khẩu độ càng lớn, ánh sáng đến bộ cảm biến sẽ càng nhiều.

Khẩu độ là kích cỡ của lỗ trong ống kính khi chụp ảnh. Nó được đo bằng F-Stop, di chuyển từ F-Stop đến giá trị tiếp theo tăng gấp đôi (hoặc một nửa) lượng ánh sáng nhận được thông qua ống kính của bạn. Chúng ta không thể kiểm soát kích thước của khẩu độ máy ảnh của chúng ta bởi vì chúng cố định trên điện thoại. Dưới đây là danh sách F-Stop trên các thiết bị Windows Phone phổ biến hiện nay:
- HTC 8x: f/2.0
- HTC 8s: f/2.8
- Nokia Lumia 1020: f/2.2
- Nokia Lumia 928: f/2.0
- Nokia Lumia 925: f/2.0
- Nokia Lumia 920: f/2.0
- Nokia Lumia 820: f/2.2
- Nokia Lumia 720: f/1.9
- Nokia Lumia 620: f/2.4
- Nokia Lumia 520: f/2.4
Khẩu độ càng lớn, máy ảnh của bạn sẽ chụp ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng vì một độ mở ống kính lớn hơn sẽ cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn. Nó cũng có nghĩa là có đường kính lớn hơn sẽ cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn để "đóng băng" hình ảnh của bạn để cho chất lượng sắc nét và chi tiết hơn.
Độ dài tiêu cự và Độ sâu trường ảnh
Vậy, điện thoại của chúng ta được xây dựng để chụp ảnh trong các tình huống thế nào và sẽ ảnh hưởng đến các ảnh chụp thế nào?
Chiều dài tiêu cự: Đây là khoảng cách giữa ống kính và cảm biến của máy ảnh. Đối với điện thoại của chúng ta, khoảng cách nằm vào giữa 20-35mm, ví dụ, một chiếc điện thoại như 920 có độ dài tiêu cự 26mm. Khoảng cách giữa ống kính và cảm biến ngắn có nghĩa là máy ảnh của bạn có một góc nhìn rộng.

Thường điện thoại của chúng ta có khẩu độ F1.9-2.8 điều này có nghĩa là điện thoại của chúng ta được thiết kế để xử lý các đối tượng gần thực sự tốt. Bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng sẽ cho bạn biết rằng bạn cần phải có một khẩu độ nhỏ hơn như 8.0 (nhớ rằng: f/8.0 có lỗ nhỏ hơn so với f/2.0) để có thể nắm bắt chi tiết xa hơn, như bạn mong muốn trong bức ảnh chụp cảnh dưới đây. Đây là lý do tại sao chúng ta không thể mong đợi các thiết bị điện thoại của chúng ta có thế bắt các hình ảnh rõ nét của các đối tượng trên đường chân trời, với một khẩu độ cố định như vậy, chúng không được thiết kế để chụp ảnh với cự ly tầm trung-xa.

Có thể thấy đây là hạn chế hoặc 'yếu điểm' của camera trên điện thoại. Ống kính trên bất kỳ điện thoại máy ảnh ngày nay, cho dù là 920, 928,...đều có cảm biến nhỏ và ống kính khẩu độ cố định, vì vậy chúng không thể chụp các bức ảnh với cự ly xa.
Lấy nét: Chạm-để-chụp hay Nút chụp ảnh?
Trên WP, nếu bạn bấm xuống một nửa hành trình của nút camera thì bạn sẽ tập trung vào bất cứ thứ gì nằm ở trung tâm của khung hình. Một khi bạn nghe tiếng bíp, có nghĩa nó đã xác nhận và bạn cần nhấn nút chụp hết hành trình còn lại để chụp ảnh.
Nếu bạn muốn tập trung vào một khu vực cụ thể của màn hình, bạn có thể tap vào một phần của màn hình và bạn sẽ thấy một biểu tượng tập trung xuất hiện xung quanh khu vực bạn đang chạm. Điện thoại của bạn sẽ tập trung vào khu vực đó thay vì ở trung tâm của khung hình. Điều này đặc biệt tốt khi bạn có nhiều yếu tố trong ảnh và bạn chỉ muốn tập trung vào một trong số chúng.
Có thể cho rằng, điện thoại sẽ chụp ảnh sắc nét hơn một chút nếu bạn chạm vào màn hình vì không có quá nhiều chuyển động trong ảnh. Nhưng trên các điện thoại như 920 với khả năng ổn định hình ảnh quang học thì điều này không phải là vấn đề quá nhiều.
Cảm biến máy ảnh
Trên máy ảnh điện thoại của chúng ta thường không có một màn trập vật lý cho phép ánh sáng đi qua trong một thời gian nhất định, vì vậy cảm biến của chúng ta thường được dùng đến trong khoảng thời gian điện thoại xác định cảm biến cần ánh sáng để chụp hình.
Điều này có thể có nghĩa là một dòng điện được truyền qua các bộ cảm biến, cho phép nó nhận và xử lý ánh sáng, ít nhất là 1/250 của một giây hoặc hơn. Điện thoại của chúng ta sử dụng một thứ gọi là cảm biến Back Side Illuminated (BSI), mà bạn có thể đọc thêm bằng cách nhấn vào đây. Khi chúng ta đang nói về cảm biến, lớn hơn chắc chắn tốt hơn. Các cảm biến của bạn lớn hơn, các bóng bán dẫn nhiều hơn trên cảm biến của bạn và bóng bán dẫn lớn hơn sẽ giảm ít độ nhiễu và thu thập ánh sáng tốt hơn trong cùng một lượng thời gian.

Cảm biến máy ảnh được so sánh với chuyển động máy ảnh 35mm đã trở thành tiêu chuẩn mà hầu hết các hệ thống máy ảnh SLR đều dùng. Nếu chúng ta xem xét bộ cảm biến 35mm "full frame" là chuẩn, các cảm biến trong các máy Lumia/HTC thế hệ hiện tại là 1/3" hoặc nhỏ hơn. Đó là phần màu vàng ở giữa trong ảnh trên. Tiếp theo, khi bạn nhìn lại ảnh bạn vừa chụp trên điện thoại của mình và bắt đầu phàn nàn có quá nhiều hạt, hãy nhớ, một phần của máy ảnh của bạn thực sự xử lý ánh sáng nhỏ hơn kích thước của phần "màu hồng" trên hình.
Okay, vậy điều này ảnh hưởng gì đến chúng ta? Khi cảm biến của bạn được 'bật' để nắm bắt ánh sáng, nó đo ánh sáng của cảnh của bạn, đó là một giá trị cụ thể, được đo bằng bóng bán dẫn riêng trên cảm biến. Giá trị này sau đó được xử lý và chuyển sang thông tin số, điện thoại của chúng ta chỉ thực sự tốt khi xử lý thông tin này với cự ly gần và trung bình nhưng với cự ly xa hơn bạn sẽ nhận thấy một chút hạt.
Vậy, bạn không nên quá kỳ vọng mình sẽ chụp được các bức ảnh rõ nét ở cự ly quá xa, nếu thực sự bạn muốn thế, bạn nên chuyển sang một máy ảnh chuyên dụng.
Last edited by a moderator: